Language:

Phổ biến pháp luật

Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao? Để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 27 Luật Đất đai năm 2024. Tại điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Kể cả đối với quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người sử dụng đất vẫn có thể để lại quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Cụ thể tại Nghị quyết Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản.

Thủ tục áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra sao? Tại khoản 2 Điều 136 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định như sau: Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp; Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.

Thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 430 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thế nào? Tại Điều 429 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật Hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

Nghị định 140/2021/NĐ-CP chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 140/2021/NĐ-CP chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Nghị định này quy định về việc lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc); chế độ, quản lý, giáo dục; trình tự, thủ tục về lập hồ sơ hoãn, miễn, giảm thời hạn; tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; tạm đình chỉ thi hành quyết định, hủy quyết định đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Đề nghị áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên (sau đây gọi là biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng).

Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nghị định này quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Công dân Việt Nam là học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và người học ra nước ngoài học tập theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 03 tháng liên tục trở lên (sau đây gọi chung là du học sinh);

Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định số 127/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp và trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên; cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây viết tắt là viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ)

Thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ như: Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.