Language:

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nộp tiền tạm ứng án phí được quy định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp nội dung nộp tiền “tạm ứng án phí” được quy định ra sao? Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm”. Còn “án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm”. Theo quy định của pháp luật tố tụng, trước khi bắt đầu quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện phải nộp một khoản tiền do Tòa án tạm tính (tiền tạm ứng án phí), biên lai nộp tiền tạm ứng án phí chính là căn cứ để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự; Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu khi nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp nội dung hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu khi nào? Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một loại việc do tòa án giải quyết được quy định tại khoản 11, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Từ các quy định trên có thể thấy, hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu nếu hợp đồng đó vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan trong hợp đồng gọi chung là người có quyền, đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

Yêu cầu phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về yêu cầu phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự. Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200  Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Có nghĩa, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Song trong thực tế hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn.

Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

Tính lãi suất trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trường hợp nào Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về đình chỉnh giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết; Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng Dân sự mà Tòa án đã thụ lý; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi ra sao khi giao dịch dân sự vô hiệu?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi ra sao khi giao dịch dân sự vô hiệu? Trong giao dịch dân sự thì người thứ ba ngay tình không có lỗi nên tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định về bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đây là cách thức liệt kê đối tượng nằm trong quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là: quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Bộ luật Tố tụng Dân sự không phân biệt tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ với xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi khởi động sự kiện dân sự hoặc nghiệp vụ kinh doanh thương mại thương mại. Nói chung mọi hành vi xâm phạm phạm hoặc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đều được xếp chung vào loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật hiện hành phân loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành 04 nhóm tranh chấp gồm: (1) tranh chấp quyền giả; (2) tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả; (3) tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp; (4) tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.

Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tranh chấp hợp đồng xây dựng cũng như các loại tranh chấp khác, tranh chấp xây dựng phát sinh từ những vi phạm về nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực xây dựng mà chủ yếu được quy định trong các hợp đồng liên quan đến dự án xây dựng, từ việc lựa chọn nhà thầu, thiết kế, thi công, cho tới thanh toán và bảo hành. Có thể hiểu tranh chấp xây dựng về bản chất là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây dựng, các bên xảy ra tranh chấp khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hợp đồng bị xâm phạm. Từ đó, cơ chế giải quyết tranh chấp các loại hình tranh chấp xây dựng cũng sẽ tương tự như giải quyết tranh chấp về hợp đồng nói chung. Các loại tranh chấp xây dựng nảy sinh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ các vi phạm của chủ đầu tư hoặc của các nhà thầu. Cụ thể, đối với chủ đầu tư có thể sai phạm tiến độ thanh toán theo khối lượng công việc, tự ý thay đổi khối lượng công trình hoặc yêu cầu kỹ thuật mà không có sự thống nhất của nhà thầu thi công xây dựng công trình,…

Những sự kiện nào được xem là sự kiện bất khả kháng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.