Language:

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, ciệc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thủ tục ly hôn

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Trường hợp không đồng thuận được về tất cả các vấn đề liên quan như: tình cảm, con chung, tài sản chung, nợ chung… thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Ly hôn với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của vợ (hoặc chồng) và sau đó ủy thác cho Tòa án địa phương nơi có trại tạm giam, trại giam mà người chồng (hoặc vợ) đang bị tạm giam, đang thi hành án để lấy lời khai, ý kiến của người này.

Trình tự, thủ tục giải quyết Ly hôn đơn phương

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, ly hôn đơn phương thường xảy ra khi mâu thuẫn gia đình trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được. Vợ hoặc chồng không đồng thuận với tất cả hoặc một trong các vấn đề liền quan như: vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn; không thống nhất được phần tài sản của mỗi bên; không thỏa thuận được ai là người được nuôi con, thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn.

Thủ tục Ly hôn khi vợ, chồng hoặc tài sản ở nước ngoài

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, ly hôn là lựa chọn cuối cùng khi cuộc sống vợ, chồng trở nên trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn đối với các bên đương sự đều là công dân Việt Nam không phức tạp được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết. Tuy nhiên thực tế hiện nay, có rất nhiều vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có xảy ra tranh chấp, thủ tục phức tạp mà Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.

Tài sản được "tặng cho” thì khi Ly hôn sẽ giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, căn cứ theo Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì tài sản chung vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Vợ, chồng bỏ đi khỏi nơi cư trú mất liên lạc nhiều năm, có ly hôn được không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, kể từ thời điểm vợ hoặc chồng bỏ đi khỏi nơi cư trú nhiều năm nay, nếu gia đình, bạn bè không còn bất kỳ thông tin nào của vợ hoặc chồng. Khi đó, một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết theo quy định của Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và thủ tục theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án còn nhiều tồn tại, vướng mắc về thủ tục, thời gian giải quyết, thẩm quyền, phân chia tài sản, quyết định người nuôi con.

Tranh chấp giành quyền nuôi con trong vụ án ly hôn

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, trong vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con, đương sự muốn nuôi con thì phải chứng minh được những điều kiện cụ thể mà bản thân có thể đáp ứng cho sự phát triển tốt nhất của con. Nếu hai bên đương sự không tự thỏa thuận được về vấn đề con chung, thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định việc giao con cho một bên có điều kiện tốt nhất trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Vì sao nên mời luật sư tham gia vụ án ly hôn?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 

Mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp ly hôn, giành quyền nuôi con và chia tài sản

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, do toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng. Các vụ ly hôn hiện nay có thể là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương, ly hôn thường kéo theo những vấn đề cần giải giải quyết như: tình cảm, con chung, tài sản chung, nợ chung. Có những vụ ly hôn cả 02 vợ chồng tự thỏa thuận và thống nhất được vấn đề này, nhưng lại không tự thỏa thuận và thống nhất được vấn đề khác. Vì vậy, những vấn đề nào vợ và chồng không tự thỏa thuận - thống nhất được thì sẽ nhờ tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. Việc mời luật sư tham gia vụ án nhằm tư vấn, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là điều hết sức cần thiết.