Language:

Phổ biến pháp luật

Bản chính giấy khai sinh đã có họ, tên chính thức, sau đó vì lý do khách quan hay chủ quan, người dân yêu cầu được thay đổi chữ đệm hay tên thì có được xem xét để thay đổi không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 28 cho phép các trường hợp (từ điểm a đến điểm e) sau khi đã đăng ký khai sinh, nếu cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi tên khi có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, không phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký khai sinh của công dân.

Nghĩa vụ của bên vận chuyển (Điều 524)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 524 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên vận chuyển. Theo đó, bên vận chuyển phải có nghĩa vụ chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải; Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật; Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận; Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình; Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Luật Giáo dục năm 2019

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2019. Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách (Điều 523)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 523 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách. Theo đó, hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

Vi phạm về niêm yết giá hàng hóa bị xử phạt ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, tại khoản 6, Điều 4, Luật Giá năm 2012, thì “niêm yết giá” là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử phạt ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích nguồn gốc “xuất xứ hàng hóa” là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Đối với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan khác nhau. Hiện nay chúng ta có 3 mức thuế, bao gồm thuế ưu đãi, thuế thường và thuế trả đũa. Các quốc gia sẽ căn cứ vào xuất xứ của các hàng hóa để xác định đâu là mặt hàng được hưởng những ưu đãi về thuế theo các thỏa thuận thương mại và đâu là không.

Vi phạm về nhãn hàng hóa bị xử phạt ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định. Tại Điều 30, 31 của nghị định quy định hành vi “vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa”; “vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa” mức phạt thấp nhất là 500 nghìn đồng và mức phạt cao nhất là 30.000.000 đồng.