Language:

Phổ biến pháp luật

Nghĩa vụ của bên thế chấp (Điều 320)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp. Theo đó bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác; bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác (Điều 339)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước đối với các chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức; đơn vị lực lượng vũ trang. Đối tượng tác động của tội phạm này là chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác mà Nhà nước quy định cho cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chính sách xử lý tội phạm được cụ thể hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam ra sao?

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, theo quy định của bộ luật hình sự thì tội phạm là "hành vi" chứ không phải là "con người". Ai cũng có thể có hành vi tốt, hành vi xấu, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật và những hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu hành vi là nguy hiểm cho xã hội thì có thể được xác định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hiệu lực của thế chấp tài sản (Điều 319)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản. Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về việc bảo đảm sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố. Đối tượng tác động của tội phạm này là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anh ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.

Tài sản thế chấp (Điều 318)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản thế chấp. Theo đó, trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước là sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố. Đối tượng tác động của tội phạm này là bí mật Nhà nước bao gồm: những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anh ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.

Thế chấp tài sản (Điều 317)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thế chấp tài sản. Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.