Language:

Phổ biến pháp luật

Tách pháp nhân (Điều 91)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 91 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc tách pháp nhân. Theo đó, một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Chuyển đổi hình thức của pháp nhân (Điều 92)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển đổi hình thức của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Giải thể pháp nhân (Điều 93)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 93 Bộ luât Dân sự năm 2015 quy định việc giải thể pháp nhân. Theo đó, pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây: Theo quy định của điều lệ; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể (Điều 94)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 94 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể. Theo đó, tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây: Chi phí giải thể pháp nhân; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Phá sản pháp nhân (Điều 95)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 95 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc phá sản pháp nhân. Theo đó, việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Khi bị phá sản, pháp nhân phải tuân theo các quy định của pháp luật về phá sản, bao gồm: thủ tục nộp đơn, nộp lệ phí, thực hiện các nghĩa vụ về tài sản như: xử lý khoản nợ, tiền lãi, trả lại tài sản thuê, tài sản mượn… Việc phá sản pháp nhân sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân, đồng thời không tạo lập nên một pháp nhân mới. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất đối với việc phá sản pháp nhân là Luật Phá sản năm 2014. Luật này quy định chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý liên quan đến phá sản của doanh nghiệp và hợp tác xã. Bên cạnh các quy định chung, Luật Phá sản năm 2014 còn có những quy định riêng về thủ tục phá sản đối với các tổ chức tín dụng - bởi sự phá sản của những tổ chức này có tác động sâu rộng và nghiêm trọng tới đời sống của nhiều người trong xã hội.

Chấm dứt tồn tại pháp nhân (Điều 96)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt tồn tại pháp nhân. Theo đó, pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật Dân sự; Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2024

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Đất đai năm 2024 có thêm quy định mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai như việc khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.