Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, vụ án này có rất nhiều người bị hại, về nguyên tắc, tòa án phải triệu tập tất cả những người bị hại tham dự phiên tòa để trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
bị hại
Vướng mắc: Bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xác định như thế nào? Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 03/10/2023 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2021.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự gồm: Người tố giác, Người báo tin về tội phạm, Người kiến nghị khởi tố, Người bị tố giác, Người bị kiến nghị khởi tố, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiến nghị khởi tố, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Những người được bảo vệ gồm: Người tố giác tội phạm; Người làm chứng; Bị hại; Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại. Người được bảo vệ có quyền: Đề nghị được bảo vệ; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ. Người được bảo vệ có nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ; Giữ bí mật thông tin bảo vệ; Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác. Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự, người bị tố được quy định cụ thể tại khoản 18, 19 Điều 55; Điều 83; Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Còn “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý. Trong phạm vi nội dung bài viết này chỉ đề cập đến “thủ tục của luật sư” đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác.