Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, do phía nguyên đơn là Công ty cổ phần thể thao HAGL nộp đơn khởi kiện trực tiếp nên Toà án Nhân dân Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tiến hành tiếp nhận đơn khởi kiện và tài liệu liên quan theo đúng quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
bộ luật tố tụng dân sự
Vướng mắc: Trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn hay người đại diện tham gia tố tụng? Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không?
Vướng mắc: Trường hợp khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án quy định tại khoản 12 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có đương sự cho rằng việc ra quyết định cưỡng chế thi hành án không đúng thì Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không?
Vướng mắc: Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án mà nội dung hòa giải liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại là yêu cầu về dân sự hay yêu cầu về kinh doanh, thương mại? Nếu là yêu cầu về kinh doanh, thương mại thì Tòa án áp dụng Điều luật nào để thụ lý giải quyết vì hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là yêu cầu dân sự (khoản 7 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Vướng mắc: Theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”. Vậy, Tòa án có được thụ lý giải quyết các trường hợp này không?
Vướng mắc: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không nộp tiền chi phí định giá theo điểm đ khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy, trong trường hợp này nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án như trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) giới thiệu Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Tại Công văn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tại công văn này Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn và có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo công văn 24/HD-VKSTC tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết đối với các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế đạt được kết quả tốt; tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nên cần phải có hướng dẫn để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Do đó, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế ở mỗi cấp kiểm sát là cần thiết.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Tòa án trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự; tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án; chuyển hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, gửi văn bản tố tụng; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Chánh án, Viện trưởng đã quyết định kháng nghị trực tiếp ký quyết định kháng nghị hoặc phân công Phó Chánh án, Phó Viện trưởng ký quyết định kháng nghị. Phó Chánh án, Phó Viện trưởng ký quyết định kháng nghị phải ghi rõ là “ký thay Chánh án” hoặc “ký thay Viện trưởng”.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích Viện kiểm sát nhân dân có được kháng nghị quá hạn không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTDS và Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 thì trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm quá hạn, nếu Toà án yêu cầu thì Viện kiểm sát phải có văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn. Việc xác định kháng nghị có quá hạn hay không căn cứ vào ngày, tháng, năm ghi trên quyết định kháng nghị. BLTTDS không quy định thủ tục xem xét kháng nghị quá hạn. Tuy nhiên, với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, đã kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự ngay từ khi Toà án thụ lý, Viện kiểm sát phải thực hiện đúng quy định của BLTTDS về thời hạn kháng nghị phúc thẩm.