Language:

Yêu cầu phản tố

Án lệ số 05/2016/AL về Vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Án lệ số 05/2016/AL về Vụ án tranh chấp di sản thừa kế được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân với bị đơn là ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thuý Phượng, bà Nguyễn Thị Bích Đào; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Đạt (Danforth Chi Nguyen), Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thuý Loan, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.
Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố
Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 10/2021/KDTM-GĐT ngày 14/9/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế” tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.
Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào?
Vướng mắc: Trong vụ án dân sự, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Sau đó, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn xin rút một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào?
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về đình chỉnh giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết; Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng Dân sự mà Tòa án đã thụ lý; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đơn phản tố
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Sau đây chúng tôi tư vấn và hướng dẫn người dân, khách hàng cách soạn thảo đơn phản tố gửi cho Tòa án nhân dân.
Bị đơn có yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về bị đơn có yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự. Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200  Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Có nghĩa, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Song trong thực tế hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn.