Language:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ hay không?
Vướng mắc: Trường hợp do tình thế khẩn cấp, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào 04 giờ 30 phút chiều ngày thứ sáu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 và khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ hay không?
Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà một trong các bên đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Vướng mắc: Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà một trong các bên đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.
Bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm thì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đương nhiên bị hủy?
Vướng mắc: Trong vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, sau đó bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm thì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đương nhiên bị hủy không? Trường hợp Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị hủy thì khi thụ lý lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết như thế nào?
Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng có được giải quyết trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết không?
Vướng mắc: Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng có được giải quyết trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.
Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ. Để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản thì phải xử lý thế nào?
Vướng mắc: Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ và có giá trị cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Do đó, trong trường hợp này để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền thì xử lý như thế nào?
Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Chúng tôi tư vấn và hướng dẫn quý khách soạn thảo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng Dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự). 1. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi chung là đương sự) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự trong những trường hợp sau đây: Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;