Language:

Phổ biến pháp luật

Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Nghị định này quy định chi tiết điểm a, b, c, d, đ, g, i, k, l khoản 1 Điều 5, khoản 4 Điều 10, khoản 5 Điều 12, khoản 1 Điều 23, khoản 7 Điều 24, khoản 2, 4 Điều 26, khoản 5 Điều 36 Luật An ninh mạng, gồm các nội dung sau: Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng: thẩm định an ninh mạng; đánh giá điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền. Căn cứ, trình tự, thủ tục xác lập và công tác phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng có liên quan trong thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Xử lý quà tặng ra sao để phù hợp với quy định về phòng chống tham nhũng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xử lý quà tặng ra sao để phù hợp với quy định về phòng chống tham nhũng. Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 59/2019/NĐ-CP về việc báo cáo, nộp lại quà tặng, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP. Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.

Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng: Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình; Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng; Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích; Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương; Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này quy định cụ thể các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù (gọi chung là các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng); trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này áp dụng đối với phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi chung là phạm nhân); người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh. Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức quản lý và các chế độ (bao gồm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, liên lạc, thăm gặp, nhận quà, khám bệnh, chữa bệnh, chi phí mai táng) đối với người chấp hành án phạt trục xuất, người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất và người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh (gọi chung là người lưu trú).

Thủ tục tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện ra sao? Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo đó, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật. Còn tại khoản 2 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật; người ký kết không đúng thẩm quyền; không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung của Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; Người giao kết Hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 (tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực); Công việc đã giao kết trong Hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. Còn tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.