Language:

Phổ biến pháp luật

Xây dựng chính sách

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quy định xây dựng chính sách và quy trình xây dựng chính sách. Cơ quan trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy trình xây dựng chính sách trước khi soạn thảo trong các trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Luật, pháp lệnh mới; luật, pháp lệnh thay thế các luật, pháp lệnh hiện hành; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; Nghị quyết thí điểm của Quốc hội. Đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan trình không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách nhưng phải nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách. Cơ quan trình tự mình lập đề xuất chính sách hoặc phân công cơ quan thực hiện lập đề xuất chính sách. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xác định chính sách trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng; kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ trương phân quyền, phân cấp; vấn đề mới, xu hướng mới; yêu cầu quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Thông tư liên tịch này quy định căn cứ, điều kiện, thời hạn, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội khóa XV thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 164/2024/QH15).

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Thông tư liên tịch này quy định về cơ chế thông tin, cách thức, trình tự và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong trưng cầu giám định, tiến hành giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Việc phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp đối với vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế và những quy định tại Thông tư liên tịch này không trái với quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP.

Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân nhà Nhà nước Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân nhà Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Phương pháp định giá đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về phương pháp định giá đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Tại điểm b, khoản 2 Luật Đất đai năm 2024 quy định đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất trên thực tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xác định tại thời điểm bàn giao đất trên thực tế. Tại Điều 63 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định việc áp dụng phương pháp định giá đất đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai.

Các điểm tiếp nhận, giải quyết công việc của Công an TP. Hà Nội khi cần liên hệ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết các điểm tiếp nhận, giải quyết công việc của Công an TP. Hà Nội khi cần liên hệ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Công an TP Hà Nội thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết công việc để người dân liên hệ theo đúng địa chỉ. Ngày 5-3-2024, Công an TP Hà Nội cho biết thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, đơn vị đã khẩn trương bố trí, sắp xếp lực lượng chuyên trách các nhiệm vụ công tác giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiết kiệm thời gian, công sức. Việc chuyển giao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

Định hướng lập pháp nhiệm kỳ và chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Định hướng lập pháp nhiệm kỳ và chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội, để trình cơ quan có thẩm quyền của Đảng phê duyệt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất nhiệm vụ lập pháp; Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội gửi đề xuất nhiệm vụ lập pháp đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 8 của năm đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội để xem xét đưa vào Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội.

Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội ban hành luật để quy định: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; tố tụng tư pháp; Chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định các thứ thuế, về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh quốc gia; hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; Chính sách cơ bản về đối ngoại; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; Trưng cầu ý dân; Cơ chế bảo vệ Hiến pháp; Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và luật.