Language:

Phổ biến pháp luật

Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tách thửa, hợp thửa đất thực hiện ra sao? Tại Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc tách thửa, hợp thửa đât phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện như: Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất; Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân? Tại Điều 177 Luật Đất đai năm 2024 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024. Cụ thể, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ là: Đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Không quá 45 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Đối tượng được miễn, giảm chi phí tố tụng từ 01-7-2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về đối tượng được miễn, giảm chi phí tố tụng từ 01-7-2025. Tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 quy định “Chi phí tố tụng” là khoản tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện hoạt động tố tụng do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại Điều 6 Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 quy định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định áp dụng đối với người quy định tại Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ, yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận và chỉ miễn, giảm đối với việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định do cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện.

Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 về chi phí tố tụng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Pháp lệnh 05/2024/UBTVQH15 về chi phí tố tụng. Pháp lệnh này quy định về một số chi phí tố tụng; tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Việc xác định chi phí, tạm ứng chi phí, trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí, kinh phí chi trả chi phí trong quá trình Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này. Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này. Chi phí tố tụng là khoản tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện hoạt động tố tụng do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chi phí thù lao là khoản tiền chi trả cho người tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ, bào chữa viên nhân dân, người làm chứng, người chứng kiến, người định giá tài sản, đại diện tổ chức thực hiện giám định, cá nhân thực hiện giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi trả cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người được mời tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về nội dung chi và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Thời hạn sử dụng đất được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thời hạn sử dụng đất được quy định ra sao? Tại Điều 172 Luật Đất đai năm 2024 quy định đất sử dụng có thời hạn, trừ các trường hợp quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 Luật Đất đai là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn; - Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 Luật Đất đai là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn; Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng không quá 50 năm; Thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất được xem xét, quyết định theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Tại Điều 52 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về việc lập dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng trải qua 3 giai đoạn căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định.

Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại. Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc. Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật TTTM nếu các bên có thoả thuận trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.