Language:

Phổ biến pháp luật

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thực hiện ra sao? Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Nhà nước bảo đảm. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác. Theo quy định tại khoản 6 Điều 94 Luật Đất đai năm 2024 thì người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Quy định pháp luật về ngân hàng chính sách

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu quy định pháp luật về ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách. Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách. Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với ngân hàng chính sách. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ. Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ.

Những quy định chung về pháp luật các tổ chức tín dụng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu những quy định chung về pháp luật các tổ chức tín dụng. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

Nghị định 65/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 40/2016/NĐ-CP và Nghị định 11/2021/NĐ-CP chi tiết Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 65/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 40/2016/NĐ-CP và Nghị định 11/2021/NĐ-CP chi tiết Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách tương ứng là 06 hải lý. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

Bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện ra sao? tại Điều 24 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc bố trí tái định cư. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 8 Điều 111 Luật Đất đai thực hiện như sau: Suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư; Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư;

Nghị định 63/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 63/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai. Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ trung ương) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ trung ương là: Vietnam Disaster Management Fund, viết tắt là VNDMF.

Nghị định 62/2025/NĐ-CP thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nghị định 62/2025/NĐ-CP thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, bao gồm: Khoản 5 Điều 67; khoản 10 Điều 68; khoản 9 Điều 69; khoản 2 Điều 72; Điều 74; khoản 7 Điều 75; khoản 6 Điều 76; khoản 5 Điều 77; khoản 8 Điều 78. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam. Chủ sở hữu công trình thủy điện là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao quyền sở hữu công trình thủy điện. Công trình lưới điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động truyền tải điện, phân phối điện, hệ thống bảo vệ công trình. Công trình nguồn điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, hệ thống bảo vệ công trình. Công trình thủy điện là công trình có nhiệm vụ phát điện, bao gồm: Đập, hồ chứa thủy điện, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy điện.

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất. Tại điểm a, khoản 1 Điều 109 Luật Đất đai năm 2024 quy định về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai đối với các đối tượng sau đây: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, được công nhận quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền”.