Language:

Phổ biến pháp luật

Người nổi tiếng và câu chuyện đạo đức trong quảng cáo!

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người nổi tiếng và câu chuyện đạo đức trong quảng cáo! Cuôi năm 2024 cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin một số người nổi tiếng, trong đó có Quang Linh Vlogs – một YouTuber nổi tiếng với hành trình thiện nguyện tại châu Phi – và Hằng Du Mục – TikToker chuyên du lịch Trung Quốc – bị cho là quảng cáo một sản phẩm liên quan đến sức khỏe không rõ nguồn gốc, với nhiều dấu hiệu thổi phồng công dụng. Trong đoạn video được lan truyền, người xem thấy các KOL (KOLs là viết tắt của cụm từ Key Opinion Leaders, nghĩa là Những người dẫn dắt dư luận hoặc Người có sức ảnh hưởng chính trong một lĩnh vực) này nhấn mạnh rằng sản phẩm "giúp khỏe mạnh, nâng cao đề kháng, phù hợp với mọi lứa tuổi", thậm chí ám chỉ khả năng hỗ trợ chữa bệnh. Sau khi cộng đồng mạng phản ứng, nhiều người tố rằng sau khi sử dụng sản phẩm, họ không thấy hiệu quả và có biểu hiện bất thường. Dù phía KOLs đã gỡ nội dung quảng cáo, xin lỗi công khai và cho rằng “do tin tưởng nhãn hàng”, nhưng hậu quả đã xảy ra và thực tế ngày 4/4/2025 Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về Tội lừa dối khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Theo Luật Quảng cáo 2012, người thực hiện quảng cáo (bao gồm người mẫu, diễn viên, KOL, influencer...) phải chịu trách nhiệm về nội dung mình thể hiện nếu nội dung đó gây hiểu nhầm, sai sự thật, hoặc vi phạm quy định pháp luật.

Nghị định 61/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 61/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, bao gồm: Khoản 4 Điều 31 về điều kiện đối với các lĩnh vực cấp giấy phép hoạt động điện lực. Khoản 5 Điều 32 về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Khoản 4 Điều 33 về mức công suất được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Khoản 2 Điều 35 về thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực theo từng lĩnh vực hoạt động và trong từng trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực. Khoản 3 Điều 36 về thu hồi giấy phép hoạt động điện lực và hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Khoản 2 Điều 37 về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khoản 5 Điều 37 về thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy mô công suất, cấp điện áp, phạm vi của lĩnh vực hoạt động điện lực.

Nghị định 59/2025/NĐ-CP tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn đối với sĩ quan quân đội

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 59/2025/NĐ-CP tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn đối với sĩ quan quân đội. Nghị định này quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn để xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 17, khoản 3 Điều 18 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với sĩ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Việc thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, trước thời hạn được thực hiện thống nhất, đồng bộ trong quân đội, động viên kịp thời, chính xác các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc và xuất sắc trong chiến đấu, công tác.

Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 19 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nếu đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được hỗ trợ ổn định đời sống như sau: Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng; Diện tích đất nông nghiệp thu hồi để tính hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 88/2024/NĐ-CP là diện tích trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi tại thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được xác định theo từng dự án phải thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, không cộng dồn diện tích đất nông nghiệp thu hồi của các dự án thu hồi đất trước đó;

Nghị định 58/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 58/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, gồm: khoản 4 Điều 13; khoản 8 Điều 20; khoản 3 Điều 22; khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 2 Điều 25; khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 26; điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 27; khoản 4 Điều 28; khoản 4 Điều 29. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Bên bán điện dư là tổ chức, cá nhân sở hữu nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật. Bên mua điện dư là công ty điện lực thuộc đối tượng sau:Công ty con của Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình. Tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn khi xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn. Theo đó, khi xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.

Nghị định 57/2025/NĐ-CP cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát triển điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 57/2025/NĐ-CP cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát triển điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định này quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Đối tượng mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng bao gồm: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; Khách hàng sử dụng điện lớn. Đối tượng mua bán điện trực tiếp thông qua Lưới điện quốc gia bao gồm: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời hoặc sinh khối có công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất hoặc Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ sạc điện cho phương tiện giao thông sử dụng điện mua điện từ Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực và các Đơn vị bán lẻ điện đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên; Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn quy định tại điểm b khoản này ủy quyền mua điện từ các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn điện với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 107 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Theo đó, chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau đây: Chi phí san lấp mặt bằng; Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã ứng trước theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.