Language:

Phổ biến pháp luật

Thông tư 143/2023/TT-BQP xử lý kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 143/2023/TT-BQP xử lý kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tư này quy định về nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn; hình thức và thẩm quyền xử lý kỷ luật; hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật; trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây, gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng); các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu của Ban Cơ yếu Chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (gọi tắt là người làm việc trong tổ chức cơ yếu). Lao động hợp đồng đang phục vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đang đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Quân đội, trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Thông tư 02/2021/TT-BCA xử lý vi phạm điều lệnh công an nhân dân

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 02/2021/TT-BCA xử lý vi phạm điều lệnh công an nhân dân. Thông tư này quy định việc xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân (sau đây gọi chung là vi phạm điều lệnh), bao gồm: nguyên tắc, căn cứ, thời gian, hình thức, trình tự, thẩm quyền, hồ sơ xử lý đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh; trường hợp chưa xem xét xử lý, không xử lý vi phạm điều lệnh; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và liên đới trách nhiệm trong xử lý vi phạm điều lệnh. Hành vi vi phạm điều lệnh là hành vi do đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các quy định của điều lệnh Công an nhân dân hoặc các quy định khác liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân. Đơn vị vi phạm điều lệnh là đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; đơn vị cấp phòng, Công an quận, huyện và tương đương; đơn vị cấp đội, Công an xã, phường, thị trấn và tương đương vi phạm điều lệnh. Cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an, học sinh, sinh viên Công an nhân dân vi phạm điều lệnh.

Tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp nội dung tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu khi nào? Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một loại việc do tòa án giải quyết được quy định tại khoản 11, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Từ các quy định trên có thể thấy, hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu nếu hợp đồng đó vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan trong hợp đồng gọi chung là người có quyền, đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

Hết thời hiệu chia thừa kế, thì trường hợp này di sản giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp nội dung liên quan đến hết thời hiệu chia thừa kế, thì trường hợp này di sản giải quyết ra sao? Trong các văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đều có quy định về thời hiệu thừa kế, phương thức phân chia di sản thừa kế, thời hiệu thừa kế là khoảng thời gian pháp luật quy định để những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan khởi kiện về thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, nếu hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản sẽ được xử lý theo cách thức khác.

Quy định 148-QĐ/TW ngày 23-5-2024 về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Quy định 148-QĐ/TW ngày 23-5-2024 về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới. Quy định này quy định nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn, thủ tục, hồ sơ tạm đình chỉ công tác của người đứng đầu đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Áp dụng đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị (gọi tắt là người đứng đầu cơ quan); cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cán bộ). Việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Thủ tục tách thửa đất được thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp về thủ tục tách thửa đất được thực hiện ra sao? Tại Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc tách thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện theo quy định. Tại Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thủ tục tách thửa đất theo Luật Đất đai năm 2024. Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Thời hiệu chia di sản thừa kế được xác định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thời hiệu chia di sản thừa kế được xác định ra sao? Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có 03 loại thời hiệu thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định trên. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thông tư 04/2024/TT-BXD hướng dẫn đào tạo bồi dưỡng nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 04/2024/TT-BXD hướng dẫn đào tạo bồi dưỡng nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản. Thông tư này quy định về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản được quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2023 (sau đây gọi tắt là Luật Kinh doanh bất động sản).