Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính, thì Tòa án đều phải đưa cơ quan đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không?

Vướng mắc: Có phải mọi vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính thì Tòa án đều phải đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không? ông văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.

Có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con trên 07 tuổi? Dựa vào quy định pháp luật nào?

Vướng mắc: Theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên... Như vậy, có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con? Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: "...con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vậy áp dụng quy định nào mới đúng?

Trong vụ án hôn nhân và gia đình, thẩm phán thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy các cơ quan này là cơ quan nào?

Vướng mắc: Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em là cơ quan nào? Cơ quan ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi thường xuyên sinh sống? Nếu có đương sự cư trú khác tỉnh thì giải quyết như thế nào?

Trong vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến con chưa thành niên thì Tòa án có phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp?

Vướng mắc: Trong vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến con chưa thành niên mà đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án có phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

Tòa án giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, người khiếu nại rút đơn khiếu nại, thì tòa án có phải mở phiên họp giải quyết việc khiếu nại không?

Vướng mắc: Khi Tòa án đang giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, người khiếu nại rút đơn khiếu nại trước khi Tòa án mở phiên họp giải quyết việc khiếu nại. Trường hợp này, Tòa án có phải mở phiên họp để giải quyết việc khiếu nại hay không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

Những vụ án có khiếu nại, đương sự có đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì trong thời gian xem xét khiếu nại, thẩm phán đó có được tiến hành các thủ tục tố tụng khác của vụ án đó?

Vướng mắc: Đối với những vụ án có khiếu nại, tố cáo, đương sự có đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét việc thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán đang bị khiếu nại có được tiến hành các thủ tục tố tụng khác của vụ án đó không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

Theo điểm b khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì làm thế nào để xác định được vụ việc đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài?

Vướng mắc: Điểm b khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan”. Vậy làm thế nào để xác định được vụ việc đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài?

Điều 478 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Vậy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự là những loại giấy tờ nào?

Vướng mắc: Điểm b khoản 1 Điều 478 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Giấy tờ, tài liệu đó được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Vậy, giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự là những loại giấy tờ nào? Đề nghị nêu ví dụ cụ thể?