Language:

Phổ biến pháp luật

Luật Tài nguyên nước năm 2023

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Luật Tài nguyên nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2023. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước dưới đất dưới đáy biển và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023. Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi là tổ dân phố). Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố.

Phương pháp tính khấu hao xe ô tô như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về phương pháp tính khấu hao xe ô tô như thế nào? Theo quy định pháp luật, khấu hao xe ô tô là định giá, tính toán và phân bổ giá trị của chiếc xe sau một khoảng thời gian sử dụng do sự hao mòn; riêng đối với doanh nghiệp thì xe ô tô là tài sản cố định. Hiện nay xe ô tô mới và xe ô tô cũ có cách tính khấu hao xe khác nhau. Khấu hao xe ô tô cũ là tỷ lệ giá trị còn lại của xe tại thời điểm kiểm tra và đánh giá. Khấu hao xe ô tô phụ thuộc vào số năm sử dụng của xe. Nếu xe có thời gian sử dụng càng lâu thì mức khấu hao càng cao và ngược lại.

Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; bao gồm: Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Giải đáp số 3854/VKSTC-V9 vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Giải đáp số 3854/VKSTC-V9 vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-VKSTC ngày 26/3/2024 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về tổ chức hội nghị giao ban công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; công tác kháng nghị và công tác giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9) VKSNDTC nhận được các câu hỏi của VKSND cấp dưới về công tác kiểm sát này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSNDTC, Vụ 9 đã tổng hợp, phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) VKSNDTC trả lời như sau:

Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nghị định này quy định về: Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản có quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú. Nghị định này quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú về: Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú; Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân; Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú; Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú; Xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.