Language:

Phổ biến pháp luật

Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này quy định cụ thể các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù (gọi chung là các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng); trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định này áp dụng đối với phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi chung là phạm nhân); người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh. Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức quản lý và các chế độ (bao gồm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, liên lạc, thăm gặp, nhận quà, khám bệnh, chữa bệnh, chi phí mai táng) đối với người chấp hành án phạt trục xuất, người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất và người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh (gọi chung là người lưu trú).

Thủ tục tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện ra sao? Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo đó, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật. Còn tại khoản 2 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật; người ký kết không đúng thẩm quyền; không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung của Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; Người giao kết Hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 (tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực); Công việc đã giao kết trong Hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. Còn tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Nghị định này quy định chi tiết về thi hành án đối với pháp nhân thương mại quy định tại các Điều 160, 164 và 165 của Luật Thi hành án hình sự. Nghị định này áp dụng đối với pháp nhân thương mại chấp hành án (gọi tắt là pháp nhân thương mại); cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành án Hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành án Hình sự. Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 17, Điều 31, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 43, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 51, Điều 55, Điều 74, Điều 75, Điều 149 và Điều 151 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Nghị định này áp dụng đối với: Phạm nhân, học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện ra sao? Tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” là một trong những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đặt trụ sở.