Language:

Phổ biến pháp luật

Đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận? Người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai năm 2024; Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Hướng dẫn giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình“Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.

Viện kiểm sát nhân dân có được kháng nghị quá hạn không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích Viện kiểm sát nhân dân có được kháng nghị quá hạn không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTDS và Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 thì trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm quá hạn, nếu Toà án yêu cầu thì Viện kiểm sát phải có văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn. Việc xác định kháng nghị có quá hạn hay không căn cứ vào ngày, tháng, năm ghi trên quyết định kháng nghị. BLTTDS không quy định thủ tục xem xét kháng nghị quá hạn. Tuy nhiên, với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, đã kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự ngay từ khi Toà án thụ lý, Viện kiểm sát phải thực hiện đúng quy định của BLTTDS về thời hạn kháng nghị phúc thẩm.

Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định các trường hợp gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là “vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”. Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.

Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi. Việc xét xử vụ án có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP về tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP về tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Thông tư liên tịch này quy định quan hệ phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét, đề nghị, quyết định, thi hành quyết định tạm đình chỉ và quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; phạm nhân; người đã có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án đang ở trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chờ đưa đi chấp hành án (gọi chung là người đang chờ đưa đi chấp hành án) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC về áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh trong Bộ luật Tố tụng Hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC về áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thông tư liên tịch này quy định chi tiết việc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 148, điểm d khoản 1 Điều 229 và điểm d khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự, gồm các nội dung sau: Nguyên tắc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh; Tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai; Tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh; Phối hợp quản lý, giải quyết các vụ việc, vụ án tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.