Language:

Phổ biến pháp luật

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc. Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.

Nghị định 46/2023/NĐ-CP thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 46/2023/NĐ-CP thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 5 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 64, điểm a khoản 2 Điều 64, khoản 3 Điều 65, điểm đ khoản 1 Điều 67, điểm a khoản 2 Điều 67, khoản 6 Điều 69, khoản 4 Điều 71, khoản 4 Điều 74, khoản 2 Điều 77, khoản 5 Điều 81, khoản 4 Điều 83, khoản 5 Điều 87, khoản 1 Điều 89, khoản 3 Điều 93, khoản 6 Điều 94, khoản 4 Điều 97, khoản 2 Điều 98, điểm b khoản 1 và khoản 5 Điều 99, khoản 5 Điều 100, khoản 3 Điều 101, khoản 2 Điều 102, khoản 3 Điều 115, điểm d khoản 2 Điều 125, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134, khoản 4 Điều 136, khoản 1 và khoản 3 Điều 138, khoản 3 Điều 143, khoản 1 Điều 152, khoản 3 Điều 156, điểm b khoản 5 Điều 157 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam); Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam).

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có "yêu cầu độc lập" trong vụ án dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có "yêu cầu độc lập" trong vụ án dân sự. “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nội dung của Nghị định nêu rõ đối tượng, điều kiện về thu nhập được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Tại Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 quy định về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo công văn 24/HD-VKSTC

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo công văn 24/HD-VKSTC tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết đối với các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế đạt được kết quả tốt; tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nên cần phải có hướng dẫn để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Do đó, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế ở mỗi cấp kiểm sát là cần thiết.

Những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Tại Công văn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tại công văn này Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn và có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.

Người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ra sao? Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).

Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về xác định thành viên dòng họ; quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ; đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ; địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ. Thành viên dòng họ là cá nhân trong dòng họ được xác định theo tập quán phổ biến, được thừa nhận nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp họ, tên, địa chỉ của thành viên dòng họ.