Language:

Phổ biến pháp luật

Vì sao ngày càng có nhiều vụ án giết người man rợ?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Thời gian gần đây trên cả nước xảy ra không ít các vụ án mạng thương tâm, gây rúng động dư luận. Cứ vụ án này nối tiếp vụ án khác khiến dư luận xã hội từ thương cảm đối với nạn nhân cho đến trạng thái tâm lý phẫn uất đối với hành vi của hung thủ gây ra các thảm án man rợ. 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận. Vậy, Tòa án giải quyết tài sản thế chấp như thế nào?

Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Tòa án giải quyết tài sản thế chấp như thế nào? Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 03/10/2023 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng, khi xét xử vụ án thì Toà án xác định phạm vi bảo đảm như thế nào?

Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, A vay của Ngân hàng một khoản tiền, để đảm bảo khoản vay nêu trên của A thì B, C, D, E đã đứng ra bảo đảm bằng quyền sử dụng đất riêng của mình. A vi phạm nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu A trả khoản vay trên, nếu không trả nợ thì yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của B, C, D, E để thu hồi nợ. Ngân hàng không xác định được phạm vi bảo đảm cụ thể của mỗi tài sản bảo đảm cho khoản vay của A mà đề nghị Tòa án căn cứ vào thoả thuận bảo đảm toàn bộ khoản vay trong hợp đồng để giải quyết; B, C, D, E cũng không xác định được phạm vi tài sản của mình bảo đảm cho khoản vay của A. Trường hợp này, khi xét xử vụ án thì Toà án xác định phạm vi bảo đảm như thế nào?

Tranh chấp Hợp đồng tín dụng, các đương sự không yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu, xét thấy hợp đồng thế chấp vô hiệu thì Tòa án có quyền tuyên Hợp đồng thế chấp vô hiệu?

Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu bên vay trả nợ theo hợp đồng tín dụng, nếu bên vay không trả nợ sẽ yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Các đương sự không yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu. Trường hợp xét thấy hợp đồng thế chấp vô hiệu thì Tòa án có quyền tuyên Hợp đồng thế chấp đó vô hiệu không?

Người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ thẻ tiết kiệm thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền ngân hàng và người không đứng tên không biết, thì hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm có hiệu lực không?

Vướng mắc: Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Mục 3 Điều 6 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN thì “Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm”, nên người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm) có toàn quyền quyết định đối với số tiền trong thẻ tiết kiệm do mình đứng tên. Trường hợp số tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng, người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ thẻ tiết kiệm thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền Ngân hàng và người không đứng tên không biết thì hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm này có hiệu lực hay không?

Trong vụ án kinh doanh thương mại, đương sự là doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, Tòa án xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào?

Vướng mắc: Trong vụ án kinh doanh thương mại, đương sự là doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng Điều lệ của doanh nghiệp không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của những người đại diện theo pháp luật này thì Tòa án xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào để tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án?

Phải nhập hai vụ án để giải quyết hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng để chờ kết quả giải quyết từ vụ án tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản thế chấp?

Vướng mắc: Tòa án đang giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có yêu cầu xử lý tài sản thế chấp thì phát hiện Tòa án khác đã thụ lý vụ án tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản thế chấp này. Trường hợp này phải nhập hai vụ án để giải quyết hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng để chờ kết quả giải quyết từ vụ án tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản thế chấp?

Các loại hợp đồng chủ yếu (Điều 402)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các loại hợp đồng chủ yếu. Theo đó, hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ; hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.