Language:

Phổ biến pháp luật

Nhân viên nhà bếp bỏ thuốc trừ sâu vào thức ăn học sinh, trách nhiệm pháp lý ra sao?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích, trong môi trường học đường vẫn tồn tại tư tưởng tàn ác như thế này thì rất nguy hại, vì lợi ích cá nhân nhưng đối tượng sẵn sàng hành động không nghĩ tới hậu quả, sẵn sàng hướng tới việc gây ngộ độc cho hàng loạt học sinh mục đích để nhà trường phải thay nhà cung cấp thực phẩm, đây là hành vi tàn ác, vô đạo đức không thể chấp nhận được đối với một người làm việc trong trường học. Đối tượng đã lên kế hoạch và chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội ngay từ đầu khi ra cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật để mua tới hai gói thuốc diệt gián, kiến và một lọ thuốc trừ sâu.

Vợ, chồng là người nước ngoài, kết hôn tại nước ngoài, có thẻ tạm trú tại Việt Nam. Trong thời gian tạm trú, vợ chồng có đơn yêu cầu Tòa án của Việt Nam công nhận thuận tình ly hôn?

Vướng mắc: Vợ, chồng là người nước ngoài, kết hôn tại nước ngoài, có thẻ tạm trú tại Việt Nam (thời hạn thẻ tạm trú dưới 02 năm). Trong thời gian tạm trú, vợ chồng có đơn yêu cầu Tòa án của Việt Nam công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp này Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết không?

Đặt cọc để giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không và xác định lỗi làm cho hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

Vướng mắc: Người sử dụng đất đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nhưng lại nhận đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp. Khi ký kết hợp đồng đặt cọc, người nhận đặt cọc cam kết sẽ trả hết nợ ngân hàng và giải chấp để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cam kết. Tuy nhiên, sau đó người nhận đặt cọc không trả nợ Ngân hàng để ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đã thỏa thuận. Trường hợp này hợp đồng đặt cọc để giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng có bị vô hiệu không và xác định lỗi làm cho hợp đồng đặt cọc vô hiệu hoặc lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ký kết được xác định thế nào?

Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ. Để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản thì phải xử lý thế nào?

Vướng mắc: Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ và có giá trị cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Do đó, trong trường hợp này để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền thì xử lý như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay thế chấp tài sản là ô tô, Tòa án tiến hành xác minh thì không biết ô tô đang ở đâu, Tòa án có được tuyên phát mại đối với chiếc ô tô để thi hành án?

Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay thế chấp tài sản là ô tô của mình để vay tiền (việc thế chấp ô tô đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, giấy tờ của xe ô tô do Ngân hàng đang quản lý, xe ô tô do bên vay sử dụng). Quá trình giải quyết vụ án, bên vay không có mặt tại địa phương, Tòa án xác minh thì không biết ô tô là tài sản thế chấp đang ở đâu và do ai quản lý nên không thể tiến hành thẩm định, định giá để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trường hợp này Tòa án có được tuyên phát mại đối với chiếc xe ô tô để thi hành án được không?

Tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tổ chức tín dụng không tiến hành thẩm định tài sản. Vậy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật?

Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, Tổ chức tín dụng không tiến hành thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp. Khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp thì không xác định được vị trí đất thế chấp theo hợp đồng. Trường hợp này, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật không?

Phụ lục hợp đồng (Điều 403)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phụ lục hợp đồng. Theo đó, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 97)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp. Tòa án có thể áp dụng biện pháp này từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi, nếu xét thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Người giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động sinh hoạt dưới sự quản lý và giáo dục của nhà trường theo quy định của Luật thi hành án hình sự.