Language:

Phổ biến pháp luật

Đóng trùng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở 02 nơi có được hoàn trả lại tiền?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định khoản 1, Điều 42 Quyết định số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn: Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng  Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Hạn chế quyền định đoạt (Điều 196)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định, Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; từ đó xâm phạm đến chế độ an sinh xã hội của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động, của nhân dân.

Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu (Điều 195)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Áp dụng tình tiết "phạm tội 02 lần trở lên" vụ cô giáo tại Nghệ An gây thiệt hại gần 45 triệu đồng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hưng Nguyên (Nghệ An) bị kết án 5 năm tù với cáo buộc nhiều lần thanh toán trái quy định, chiếm đoạt gần 45 triệu đồng theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hiện nay dư luận đang cho rằng đây là bản án quá nghiêm khắc đối với vị nguyên giám đốc trung tâm này.

Gia hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi thụ lý vụ án Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

Quyền định đoạt của chủ sở hữu (Điều 194)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt của chủ sở hữu. Cụ thể chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.