Language:

tranh chấp ly hôn

Quy định về giải quyết Ly hôn đơn phương tại tòa án
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên đương sự, được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và thủ tục theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2014. Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Chồng được bố mẹ tặng cho nhà đất, vợ có được hưởng không?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi chồng được bố mẹ tặng cho nhà đất, vợ có được hưởng không? Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng. Theo đó, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP chi tiết một số điều và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 126/2014/NĐ-CP chi tiết một số điều và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
Bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn cần làm gì?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn cần làm gì? Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Hướng dẫn giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình“Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và Tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Chúng tôi tư vấn và soạn thảo đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, tham gia tố tụng tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Cần lưu ý gì khi tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về cần lưu ý gì khi tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn? Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Theo đó, khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp như: Con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.
Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Thi hành án tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc thi hành án tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào. Cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con theo quy định pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn là trách nhiệm của cha hoặc mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình khi cha hoặc mẹ không cùng chung sống, trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trường hợp ly hôn mà các bên có thỏa thuận việc nuôi con hoặc tòa án quyết định giao con cho một người nuôi, thì người không trực tiếp chăm sóc hoặc không sống chung với con mà theo quy định phải thực hiện thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người đang trực tiếp là người chăm sóc sẽ sử dụng khoản cấp dưỡng hay gọi là các khoản hỗ trợ bằng tiền hoặc tài sản tới người được chăm sóc mà có mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.