Trình tự giải quyết tin báo tố giác tội phạm được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, nhưng thực tiễn áp dụng quy định về giải quyết tin báo tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra ở một số địa phương có nhận thức và áp dụng có sự khác nhau dẫn đến hiệu quả giải quyết tin báo tố giác không cao, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
tố giác tội phạm
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác. Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự, người bị tố được quy định cụ thể tại khoản 18, 19 Điều 55; Điều 83; Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Còn “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý. Trong phạm vi nội dung bài viết này chỉ đề cập đến “thủ tục của luật sư” đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác.