Language:
Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự
28/04/2024
icon-zalo

Điều 301. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 247 của Bộ luật này.

Điều 302. Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:

1. Trình bày kháng cáo, kháng nghị:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày nội dung kháng cáo, căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;

c) Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo và đề nghị của mình.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.

3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Điều 303. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm

1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.

2. Việc hỏi được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này.

Điều 304. Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này.

Điều 305. Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm

1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.

2. Trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;

b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;

c) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;

b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.

4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.

5. Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.

Điều 306. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Điều 307. Nghị án và tuyên án

Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.

Điều 308. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sau đây:

1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

2. Sửa bản án sơ thẩm;

3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;

5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

6. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.

Điều 309. Sửa bản án sơ thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này.

2. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.

2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 311. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này.

Điều 312. Đình chỉ xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 289 của Bộ luật này.

2. Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án có người khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị.

Điều 313. Bản án phúc thẩm

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bản án phúc thẩm gồm có:

a) Phần mở đầu;

b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;

c) Phần quyết định.

3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).

5. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.

6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Điều 314. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.

2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án có quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải mở phiên họp phúc thẩm để xem xét quyết định đó; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm. Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.

3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.

5. Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a) Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Điều 315. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

2. Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật phải được Tòa án cấp phúc thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, quyết định cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

3. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Email: Luatsunhanchinh@gmail.com

Tags
Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự Phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự Phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm Trình bày của đương sự tại phiên tòa phúc thẩm Thủ tục hỏi và công bố tài liệu chứng cứ phúc thẩm Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm Nghị án và tuyên án hẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Đình chỉ xét xử phúc thẩm bản án phúc thẩm Gửi bản án quyết định phúc thẩm Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699