Language:

Tổ chức hành nghề luật sư

Có được kêu gọi từ thiện vào tài khoản “cá nhân”
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, hoạt động quyên góp từ thiện là một hoạt động mang ý nghĩa tốt đẹp, một truyền thống dân tộc diễn ra bao đời nay. Tuy nhiên, do những khoảng trống về pháp luật thời gian trước đó chưa điều chỉnh kịp thời, dẫn tới hoạt động kêu gọi quyên góp từ thiện cho đến công tác triển khai từ thiện dưới địa bàn mang tính tự phát, phát sinh tiêu cực.
Nghề Luật sư: Nghề đứng giữa một bên là “Hiện thực” một bên là “Lý tưởng”
Nghề luật sư! nghề của “Hiện thực” và “Lý tưởng”, người luật sư là người đứng giữa cái lằn ranh ấy, cái “Lý tưởng” là hệ thống giá trị mà luật sư muốn hướng tới đó là một xã hội thượng tôn pháp luật, một xã hội mà ở đó người dân biết sử dụng công cụ luật pháp để giải quyết tranh chấp, giải quyết mâu thuẫn.
Nghề Luật sư cần thay đổi để thích ứng và hội nhập
Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hiện nay tổ chức luật sư và đội ngũ luật sư của quốc gia phát triển trên thế giới đã tận dụng những thành tựu này để đầu tư, ứng dụng và phát triển nghề nghiệp, đây là sự thay đổi mang tính tất yếu của nghề luật sư toàn cầu.
Nghề Luật sư: Bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay đã có một vị trí đứng rất quan trọng trong xã hội, đội ngũ luật sư không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, mà về chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay được đào tạo khá bài bản, là lực lượng trí thức có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Trộm vào nhà cần làm gì để đảm bảo quyền phòng vệ, bắt giữ đúng luật. Quan điểm luật sư
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, pháp luật cho phép người dân được quyền bắt người phạm tội quả tang, tuy nhiên phải biết rõ đó là người đang thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể ở đây là đang trộm cắp tài sản.
ChatGPT: cơ hội hay thách thức?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng thuộc Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, ChatGPT tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. ChatGPT có thể được hiểu đơn giản là một AI (trí thông minh nhân tạo). Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kỹ thuật diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho kiến thức vô cùng lớn mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn (300 tỷ từ).
Tội Giết người (Điều 123)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định là hành vi giết người, được thực hiện khi chủ thể thực hiện đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, đối với họ hoặc đối với người thân thích của họ.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định về “phòng vệ chính đáng” được mô tả tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, còn quy định về “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” được mô tả tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là 02 điều luật giải thích rõ thế nào là phòng vệ chính đang và thế nào là gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Còn trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Dưới đây, chúng tôi phân tích cấu thành của Tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội vô ý làm chết người (Điều 128)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý. Có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được.
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi của con người coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, không tuân thủ theo những quy tắc đó nên đã dẫn đến hậu quả chết người.
Tội đe dọa giết người (Điều 133)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội đe dọa giết người được quy định là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra tổn hại sức khỏe cho người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác khi việc chống trả rõ ràng là quá sức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mục đích nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân đang thực hiện.
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được quy định  là trường hợp trong khi thi hành công vụ đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người trực tiếp tác động đến người khác làm cho người này bị thương tật từ 31% trở lên vì lỗi vô ý.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội này khác tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở đặc điểm đặc biệt của quy tắc bị hành vi phạm tội vi phạm. Ở tội này, quy tắc bị vi phạm là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Các quy tắc này đã được giải thích ở tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Tội Hiếp dâm (Điều 141)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội hiếp dâm được quy định là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân trái ý muốn của họ.