Language:
Chủ xưởng gỗ ở Sìn Hồ (Lai Châu) bị khởi tố, tội danh này được quy định ra sao?
16/03/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Thông tin từ báo chí, xét Lệnh bắt bị can để tạm giam số 07 ngày 15/03/2023 đối với chủ xưởng gỗ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, bị khởi tố về tội vi phạm qui định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản quy đinh tại khoản 1, Điều 232 Bộ luật hình sự và văn bản đề nghị phê chuẩn số 07 ngày 15/3/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. (Linh thông tin https://danviet.vn/bat-tam-giam-mot-chu-xuong-vi-pham-qui-dinh-ve-khai-thac-bao-ve-rung-va-lam-san-o-sin-ho-lai-chau-20230315124251714.htm)

 

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị KhuyênLuật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, qua phản ánh của cơ quan báo chí, cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện vi phạm của doanh nghiệp, hành vi có dấu hiệu tội phạm nên cơ quan điều tra bước đầu đã khởi tố vụ án về Tội vi phạm qui định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản quy định tại khoản 1, Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Theo quy định pháp luật, vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được hiểu là hành vi khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác trong khai thác và bảo vệ rừng trái với quy định của pháp luật. Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước.

 

Hành vi của Tội vi phạm qui định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quy định gồm những hành vi sau đây:

 

Khai thác trái phép cây rừng: Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thòi hạn;

 

Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);

 

Khai thác cây rừng vượt quá giới hạn cho phép (phần vượt quá khối lượng).

 

Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

 

Gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau: Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên mức độ tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm.

 

Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông thường nhóm I-III vối gỗ thông thường nhóm IV-VIII; gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

 

Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.

 

Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.

 

Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

 

Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

 

Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên.

 

Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường.

 

Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng.

 

Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội sẽ phải đối diện với hình phạt là: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, hình phạt tại khoản 1, Điều 232 được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

 

Liên hệ tư vấn Luật sư: 0936683699 - 0983951338