Thông tin từ báo chí, ngày 29/11/2023, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản ban hành kế hoạch Phát động phong trào Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ảnh vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên toàn tỉnh. Theo UBND tỉnh, kế hoạch được ban hành nhằm khuyến khích mỗi người dân là tuyên truyền viên, cộng tác viên với lực lượng chức năng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Qua đó vận động người dân tự giác chấp hành quy định về an toàn giao thông và chủ động phát hiện, phản ảnh các vi phạm giao thông cho cơ quan chức năng xử lý, giải quyết. (Link thông tin https://plo.vn/dong-nai-khen-thuong-nguoi-cung-cap-thong-tin-phan-anh-vi-pham-giao-thong-post764145.amp?)
Phóng viên hỏi luật sư: Thưa luật sư! Căn cứ nào để UBND tỉnh ban hành quy định này? Các địa phương có nên khuyến khích trả tiền cho người dân cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông? Việc trả tiền này có ý nghĩa ra sao trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông khi mà CSGT có thể không kiểm soát hết các vi phạm?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích, tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy có thể hiểu tố cáo là việc cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật (có thể là vi phạm pháp luật hành chính hoặc vi phạm pháp luật hình sự) của cá nhân, tổ chức khác báo với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Người tiếp nhận nội dung tố cáo có trách nhiệm xử lý, giải quyết nội dung tố cáo nếu thuộc thẩm quyền hoặc chuyển đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp đơn tố cáo không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo theo Điều 24 Luật Tố cáo năm 2018. Tuy nhiên, đối với những đơn tố cáo không đủ điều kiện thụ lý như: nặc danh, mạo danh… Vì thế người dân khi qua một nguồn thông tin nào nắm bắt được hành vi vi phạm pháp luật thì hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi đó tới cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống vừa là quyền và vừa là trách nhiệm, nghĩ vụ của một công dân.
Tôi cho rằng các địa phương nên có hình thức kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia công tác đấu tranh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có thể dùng nhiều hình thức để khích lệ như khen thưởng, biểu dương thành tích, không nên trả tiền cho hành vi tố cáo vì tố cáo đây là quyền, là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, nếu việc trả tiền để xử lý hành vi vi phạm sẽ tạo ra “hiệu ứng thụ động được trả tiền thì tố cáo không trả tiền thì không tố cáo” dẫn tới không mang lại thay đổi thực chất và không bền vững, đưa tới nhiều hệ luỵ là mặt trái. Thậm chí sẽ có chuyện mặc cả lợi ích vật chất để không cố cáo dẫn tới bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dẫn tới 1 quan hệ pháp luật nhưng phái sinh ra nhiều hệ luỵ khác.
Vì thế việc trả tiền để khuyến khích người dân tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nói riêng và tố cáo vi phạm pháp luật nói chung sẽ không phải là giải pháp bền vững, không thúc đẩy thay đổi bền vững trong nhận thức người tố cáo (người dân) và người bị tố cáo (người có hành vi vi phạm pháp luật).
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338