Language:

Phổ biến pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Luật này quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi cả nước hoặc trong đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Chính sách là tập hợp các giải pháp cụ thể của Nhà nước để giải quyết một hoặc một số vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Tham vấn chính sách là việc trao đổi trực tiếp giữa cơ quan lập đề xuất chính sách với cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn theo quy định của Luật này nhằm lựa chọn giải pháp, hoàn thiện chính sách của dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của công an cấp xã ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của công an cấp xã ra sao? Tại Điều 6 tại Hướng dẫn số 11/HD-BCA-V03 ngày 27/02/2025 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã. Theo đó, khi tiếp nhận tin về an ninh, trật tự, Công an cấp xã phải đánh giá ngay nội dung thông tin tiếp nhận, đối với tố giác, tin báo về tội phạm thì thực hiện việc tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn này, cụ thể như sau:

Hướng dẫn của Bộ Công an về tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của công an cấp xã

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Hướng dẫn của Bộ Công an về tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của công an cấp xã. Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và để nâng cao năng lực đấu tranh phòng, chống tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã), giải quyết ngay vụ việc khi mới phát sinh tại địa bàn cơ sở, không để nảy sinh phức tạp, tạo nguồn bổ nhiệm, nâng cao năng lực Điều tra viên bố trí ở các cấp khi không tổ chức Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Công an ban hành Hướng dẫn về việc thực hiện bố trí Điều tra viên, Cán bộ điều tra ở Công an cấp xã; việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã như sau. Bổ nhiệm chức danh (hoặc bố trí) Điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) đối với Trưởng Công an cấp xã. Trường hợp Trưởng Công an cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thì bổ nhiệm chức danh (hoặc bố trí) Điều tra viên đối với Phó Trưởng Công an cấp xã phụ trách về công tác phòng, chống tội phạm. Tiến tới bổ nhiệm chức danh (hoặc bố trí) Điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với Trưởng Công an cấp xã và Phó Trưởng Công an cấp xã phụ trách về công tác phòng, chống tội phạm.

Thông tư 11/2025/TT-BCA tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, phân công thủ trưởng cơ quan điều tra

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 11/2025/TT-BCA tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, phân công thủ trưởng cơ quan điều tra. Thông tư này quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn điều tra hình sự của các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra các cấp, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã), Đồn Công an.

Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm: nguyên tắc xử lý; việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan), chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc xử lý một số vấn đề khác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Nghị quyết này được áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các vấn đề được xử lý theo Nghị quyết này là vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước có nội dung khác hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp), văn bản hành chính và các hình thức văn bản khác đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (sau đây gọi chung là văn bản).

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội thông qua ngày 18-02-2025. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Tố giác tội phạm và giải quyết vụ án hình sự như thế nào khi bỏ Công an cấp huyện từ 01-3-2025?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết việc việc tố giác tội phạm và giải quyết vụ án hình sự như thế nào khi bỏ Công an cấp huyện từ 01-3-2025? Từ 01-3-2025 khi không còn tổ chức công an cấp huyện, người dân có thể đến công an công an cấp tỉnh, cấp xã hoặc qua VneID để tố giác tội phạm. Nội dung này được nêu rõ tại Họp báo Công bố Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 18-02-2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, sáng 28-02-2025, Thiếu tướng Trần Văn Toản, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về việc phân công, phân cấp tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra, xử lý các vụ án kể từ ngày 01-3-2025 khi Bộ Công an không tổ chức Công an cấp huyện. Việc phân công, phân cấp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc trước đây thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện thì nay thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh giải quyết. Đồng thời, Bộ Công an đã tổ chức Điều tra viên và cán bộ điều tra ở Công an cấp xã để tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm tại địa bàn cơ sở và tổ chức thực hiện một số hoạt động điều tra do sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an cấp tỉnh. Do đó, khi người dân cần báo tin tố giác về tội phạm, có thể đến trực ban của Công an xã, phường, thị trấn; trực ban hình sự của Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh, hoặc cung cấp qua VNeID.