Language: Vietnamese | English | Chinese | Japanese | Korean |

Phổ biến pháp luật

Tố giác tội phạm và giải quyết vụ án hình sự như thế nào khi bỏ Công an cấp huyện từ 01-3-2025?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết việc việc tố giác tội phạm và giải quyết vụ án hình sự như thế nào khi bỏ Công an cấp huyện từ 01-3-2025? Từ 01-3-2025 khi không còn tổ chức công an cấp huyện, người dân có thể đến công an công an cấp tỉnh, cấp xã hoặc qua VneID để tố giác tội phạm. Nội dung này được nêu rõ tại Họp báo Công bố Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 18-02-2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, sáng 28-02-2025, Thiếu tướng Trần Văn Toản, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về việc phân công, phân cấp tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra, xử lý các vụ án kể từ ngày 01-3-2025 khi Bộ Công an không tổ chức Công an cấp huyện. Việc phân công, phân cấp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc trước đây thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện thì nay thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh giải quyết. Đồng thời, Bộ Công an đã tổ chức Điều tra viên và cán bộ điều tra ở Công an cấp xã để tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm tại địa bàn cơ sở và tổ chức thực hiện một số hoạt động điều tra do sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an cấp tỉnh. Do đó, khi người dân cần báo tin tố giác về tội phạm, có thể đến trực ban của Công an xã, phường, thị trấn; trực ban hình sự của Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh, hoặc cung cấp qua VNeID.

Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất trình tự thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất trình tự thực hiện ra sao? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Cụ thể, tại Điều 88 Luật Đất đai năm 2024 quy định về điều kiện, trình tự của hoạt động cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau.

Thủ tục xét xử vụ án có người chưa thành niên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xét xử vụ án có người chưa thành niên. Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội. Đối với Tòa án chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội do Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này thực hiện. Tòa án xét xử bị cáo là người chưa thành niên tại phòng xử án thân thiện. Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng.

Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có người chưa thành niên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có người chưa thành niên. Mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án có người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội phải được tiến hành trong môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, bí mật cá nhân, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Các thủ tục tố tụng thân thiện phải được áp dụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội ngay từ giai đoạn khởi tố. Khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành của họ.

Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các ciện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; Tạm giữ; Tạm giam; Giám sát điện tử; Giám sát bởi người đại diện; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Những quy định về tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những quy định về tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Điều kiện sinh sống và giáo dục. Có hay không có người thành niên xúi giục. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội. Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với vụ án có người chưa thành niên là người bị buộc tội không quá một phần hai thời hạn tương ứng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích. Tòa án quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.

Các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.