Language:

Phổ biến pháp luật

Thu hồi, huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc thu hồi, huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp như thế nào? Tại Điều 46 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi, hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Theo đó, việc thu hồi, hủy Giấy chứng nhận đã cấp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 152 Luật Đất đai được thực hiện như sau.

Thủ tục trích lục bản án ly hôn?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục trích lục bản án ly hôn? Theo khoản 21 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của đương sự là được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. Trích lục giấy ly hôn có giá trị pháp lý như bản án, quyết định ly hôn gốc. Nó được sử dụng để chứng minh sự kiện ly hôn của vợ, chồng đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước đó. Bản án ly hôn có giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với các cá nhân trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan. 

Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thuỷ lợi

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thuỷ lợi. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý. Nghị định này không điều chỉnh đối với: Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi nội đồng, công trình thủy lợi nhỏ theo quy định của pháp luật về thủy lợi. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các công trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác có liên quan. Trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc quản lý, sử dụng đối với các tài sản này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tương ứng với mô hình tổ chức của đối tượng được giao quản lý tài sản. Chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được sử dụng từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Công trình thủy lợi do các đối tượng khác (ngoài đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này) quản lý. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với các công trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.

Những điểm mới của Luật Công chứng năm 2024

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những điểm mới của Luật Công chứng năm 2024. Luật Công chứng năm 2024 gồm 08 chương 76 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2024, với những điểm mới như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư 5 năm kinh nghiệm vẫn phải tham gia đào tạo nghề công chứng; Thời gian tập sự hành nghề được thống nhất chung là 12 tháng; Không được hợp danh vào văn phòng khác/lập văn phòng mới trong 2 năm kể từ khi rút hợp danh; Triển khai công chứng điện tử từ 01/7/2025; Công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi’ Không còn là CCV vẫn phải bồi thường thiệt hại; Công chứng viên được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp ra sao? Tại Điều 45 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp. Tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót.

Phần diện tích còn lại của thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận phần làm sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, phần diện tích còn lại của thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận phần làm sao? Tại Điều 44 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định việc giải quyết đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận một phần diện tích vào loại đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, phần diện tích còn lại của thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. Theo đó, người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng như sau: Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây mà người sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp, nếu người sử dụng đất có nhu cầu thì được xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai, phần diện tích còn lại được xác định theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 141 Luật Đất đai; Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp, phần diện tích còn lại được xác định theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 141 Luật Đất đai.

Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình, hạng mục công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt và đất gắn với công trình đường sắt. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan đến an ninh quốc gia là tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp chuyển nhượng dự án bất động sản

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp chuyển nhượng dự án bất động sản. Tại Điều 43 Nghị định 101/2024/NĐ-CP Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp chuyển nhượng dự án bất động sản. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 05/ĐK hoặc Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với trường hợp diện tích đất của dự án đã được cấp Giấy chứng nhận;