Language:

Phổ biến pháp luật

Trường hợp đất đai của hộ gia đình nhưng đã được một thành viên trong hộ lén lút đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng. Tòa án sẽ xử lý ra sao?

Vướng mắc: Trường hợp đất đai của hộ gia đình nhưng đã được ông A (một thành viên trong hộ) lén lút đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó ông A chuyển nhượng cho ông B; Ông B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp tục chuyển nhượng cho ông C. Ông C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, các thành viên hộ gia đình phát hiện hiện ra việc kê khai gian dối để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông C. Trường hợp này, Tòa án chỉ hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông C hay hủy cả giấy chứng nhận đứng tên ông A, ông B.

Theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 196 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án 02 lần gửi bản án, "01 chưa có hiệu lực, 01 có hiệu lực pháp luật" cho Viện kiểm sát cùng cấp có đúng không?

Vướng mắc: Theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 196 của Luật Tố tụng hành chính thì: “2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp; 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện”. Theo quy định này thì Tòa án 02 lần gửi bản án (01 bản án chưa có hiệu lực, 01 bản án có hiệu lực pháp luật) cho Viện kiểm sát cùng cấp có đúng không?

Quyết định, Công văn, Thông báo... có được xác định là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

Vướng mắc: Khi đã hết thời hiệu khiếu nại thì người khiếu nại mới có đơn khiếu nại quyết định hành chính đến cơ quan, người có thẩm quyền. Việc khiếu nại quá thời hiệu là không có lý do chính đáng. Do việc khiếu nại gay gắt, nhiều lần nên cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản (Quyết định, Công văn, Thông báo,…) có nội dung cho rằng quyết định hành chính đã được ban hành theo đúng quy định của pháp luật. Người khiếu nại không đồng ý nên đã có đơn khởi kiện đối với văn bản này. Vậy có xác định văn bản hành chính trên là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không? Nếu xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì khi giải quyết vụ án có phải xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính ban đầu hay không?

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 đến Tòa để lấy lời khai, nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Tòa án có được đình chỉ giải quyết vụ án không?

Vướng mắc: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 đến Tòa để lấy lời khai, nhưng vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng và không có văn bản đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trong trường hợp này, Tòa án có được đình chỉ giải quyết vụ án không?

Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ (Điều 381)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 381 Bộ luật Dân sự quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Theo đó, khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 400)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh trực tiếp xâm phạm kỷ luật chiến đấu, trách nhiệm trung thành với Tổ quốc, bảo vệ bí mật quân sự của quân nhân, truyền thống và bản chất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.  Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh quy định tại Điều 400 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chấm dứt nghĩa vụ do hòa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền (Điều 380)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 380 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do hòa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Theo đó, khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ chấm dứt.

Tội đầu hàng địch (Điều 399)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội đầu hàng địch trực tiếp xâm phạm kỷ luật và sức mạnh chiến đấu, bản chất và truyền thống cách mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Như vậy, khách thể của tội phạm là kỷ luật và sức mạnh chiến đấu, bản chất và truyền thống cách mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội đầu hàng địch quy định tại Điều 399 Bộ luật Hình sự năm 2015.