Language:
Hết thời hiệu chia thừa kế, thì trường hợp này di sản giải quyết ra sao?
24/09/2024
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Trong các văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đều có quy định về thời hiệu thừa kế, phương thức phân chia di sản thừa kế, thời hiệu thừa kế là khoảng thời gian pháp luật quy định để những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan khởi kiện về thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, nếu hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì di sản sẽ được xử lý theo cách thức khác.

Giải quyết di sản thừa kế khi hết thời hiệu thừa kế:

- Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 36). Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của TANDTC về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế đều không đề cập đến phương án giải quyết di sản khi hết thời hiệu thừa kế.

- Bộ luật Dân sự năm 1995 qui định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm,  kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 648). Bộ luật Dân sự năm 1995 không quy định phương án giải quyết di sản khi hết thời hiệu khởi kiện.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: 

“a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản”.

Từ quy định trên có thể thấy phương án giải quyết đối với trường hợp di sản khi hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế, song phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên.

- Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 645 quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Bộ luật này không quy định việc giải quyết di sản khi hết thời hiệu khởi kiện.

- Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 623 quy định thời hiệu thừa kế. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cách thức giải quyết di sản khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản, gồm:

+ Di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó;

+ Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu;

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người thừa kế đang quản lý di sản, không có người chiếm hữu.

Trường hợp di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó theo khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”. Chủ thể được hưởng quyền phải đảm bảo các điều kiện là: “Người thừa kế; đang quản lý di sản đó”.

Văn bản số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC giải đáp một số vấn đề về Hình sự, Tố tụng hình sự, Dân sự, Tố tụng Dân sự, có hướng dẫn: “Trường hợp nhiều người thừa kế đang cùng quản lý di sản hoặc mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau mà có tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án có được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản hay không?

Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó...”.

Người thừa kế đang quản lý di sản phải được hiểu là người thừa kế đang chiếm hữu và sử dụng di sản hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nếu có nhiều người thừa kế cùng nhau chiếm hữu và sử dụng di sản thì di sản thuộc sở hữu chung của họ.Nếu mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau thì Tòa án phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để công nhận quyền sở hữu cho người thừa kế đang quản lý di sản; quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản trước đó được xem xét, đánh giá trong từng vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo điểm a, khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì phương án giải quyết tiếp theo là di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự.

Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Việc xác định chủ thể là “người đang chiếm hữu” phải đáp ứng các yêu cầu: Người này không phải là người thừa kế; việc chiếm hữu phải ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Giải quyết di sản khi hết thời hiệu thừa kế Thời hiệu chia thừa kế Hết thời hiệu chia thừa kế Hết thời hiệu chia thừa kế phải làm gì di sản thừa kế Chia thừa kế thừa kế Pháp lệnh thừa kế năm 1990 Bộ luật dân sự năm 1995 Bộ luật dân sự năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2015 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP Di sản thuộc về người đang quản lý di sản Di sản thuộc về người đang chiếm hữu Công văn 01/GĐ-TANDTC Hết thời hiệu chia di sản thừa kế Tranh chấp chia di sản thừa kế phân chia di sản thừa kế Tư vấn thừa kế Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc Mở thừa kế Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699