Language:

Trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017. Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định các trường hợp gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là “vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”. Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.
Viện kiểm sát nhân dân có được kháng nghị quá hạn không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích Viện kiểm sát nhân dân có được kháng nghị quá hạn không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTDS và Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 thì trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm quá hạn, nếu Toà án yêu cầu thì Viện kiểm sát phải có văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn. Việc xác định kháng nghị có quá hạn hay không căn cứ vào ngày, tháng, năm ghi trên quyết định kháng nghị. BLTTDS không quy định thủ tục xem xét kháng nghị quá hạn. Tuy nhiên, với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, đã kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự ngay từ khi Toà án thụ lý, Viện kiểm sát phải thực hiện đúng quy định của BLTTDS về thời hạn kháng nghị phúc thẩm.
Hướng dẫn giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Nghị quyết này đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình“Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
Đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận? Người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai năm 2024; Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ. Công văn số 3854/VKSTC-V9 ngày 09/9/2024 Giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Giải đáp như sau: Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016. Để thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trước khi mở phiên toà, Toà án có thể gia hạn thời hạn mở phiên toà theo khoản 4 Điều 203 BLTTDS (gia hạn 01 tháng); nếu vẫn chưa thực hiện xong việc xác minh, thu thập chứng cứ mà thời hạn mở phiên toà đã hết thì Toà án vẫn phải mở phiên toà và có thể quyết định tạm ngừng phiên toà, tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 259 BLTTDS.
Đính chính, thu hồi, hủy Sổ đỏ đã cấp khi nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp khi nào? Tại Điều 152 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp. Đính chính đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có sai sót. Thu hồi đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp.
Cấp giấy chứng nhận cho tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở
Luật sư Hà Thị Khuyên và Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc cấp giấy chứng nhận cho tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở. Tại Điều 149 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở. Cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu công trình xây dựng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; Giấy tờ về mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; Bản án hoặc quyết định của Tòa án hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật mà có xác định quyền sở hữu công trình xây dựng; Một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 149 Luật Đất đai năm 2024 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác và đang không có tranh chấp.
Tòa án có trách nhiệm xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của kiểm sát viên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc tòa án có trách nhiệm xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của kiểm sát viên. Công văn số 3854/VKSTC-V9 ngày 09/9/2024 Giải đáp vướng mắc về kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Giải đáp như sau: Trong trường hợp trên, nếu Viện kiểm sát nhận thấy do không xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ nên không đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì thực hiện theo khoản 5 Điều 23 Quy chế số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự như sau: “Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kiểm sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung”.
Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đơn tố cáo cán bộ, công chức
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và Tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Chúng tôi tư vấn và giúp khách hàng soạn thảo đơn tố cáo cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật như sau.
Nghị định 45/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 45/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực du lịch không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm.
Người dân sẽ được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Trịnh Văn Dũng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về nội dung người dân sẽ được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể. Hiện nay vấn đề xây mới, cải tạo nhà ở tập thể cũ được quy định tại rất nhiều Văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… và các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan. Theo quy định của pháp luật hiện thành thì nhà tập thể có 02 hình thức đó là Nhà tập thể là thuộc tài sản công và Nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và công nhận - cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, được xác định là xây mới nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và giao cho các cá nhân tổ chức. Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó có nêu điều, khoản chi tiết về bồi thường giá trị quyền sử dụng đất, giá trị còn lại của căn hộ cho chủ sở hữu nhà chung cư, cụ thể tại điểm a, điểm b, khoản 7, Điều 70 Luật Nhà ở năm 2023.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến sau khi người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết kiểm sát viên phát biểu ý kiến sau khi người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của của Tòa án, người tiến hành tố tụng của Tòa án, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Kiểm sát viên không đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của bên nào trong các bên tranh chấp nên không thực hiện tranh tụng với các bên, việc đối đáp của đương sự đối với phát biểu của Kiểm sát viên là không cần thiết.