Language:
Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 299, Điều 300 Bộ luật Hình sự về tội khủng bố, tội tài trợ khủng bố
26/08/2024
icon-zalo

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 07/2019/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 299 VÀ ĐIỀU 300 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 về tội khủng bố và Điều 300 về tội tài trợ khủng bố của Bộ luật Hình sự.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Việc xử lý hình sự đối với tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố phải tuân thủ quy định Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn của Nghị quyết này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự

1. “Tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham gia giao thông).

Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,...).

Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 của Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.

2. “Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.

3. “Đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này” quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện bằng lời nói, gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc bằng các hành vi khác làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được và lo sợ về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.

4. “Hành vi khác uy hiếp tinh thần” quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi lôi kéo, kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của thân nhân người bị uy hiếp hoặc các hành vi khác nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường.

5. “Huy động tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

6. “Hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Điều 4. Về một số tình tiết định khung hình phạt

1. “Chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi chiếm đoạt, nắm giữ, chi phối trái phép quyền quản lý, sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. “Làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi cố ý làm giảm giá trị sử dụng của tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản nhưng có thể khôi phục lại được.

3. Tấn công, xâm hại mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động bình thường, an toàn và bảo mật của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

b) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

c) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

d) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

đ) Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của các cơ quan, tổ chức thiết yếu, cơ mật (ví dụ: Chính phủ, cơ quan Quân sự, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...);

e) Chiếm quyền điều hành hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

đ) Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

4. Cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự là hành vi xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp người thực hiện một hành vi phạm tội vừa có dấu hiệu của tội khủng bố vừa có dấu hiệu của tội phạm khác nhẹ hơn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.

Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để trong sân của Công ty B. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự.

2. Trường hợp người thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trong đó có hành vi có dấu hiệu tội khủng bố, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và tội phạm khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để trong sân của Công ty H. Sau đó, Nguyễn Văn A lại lấy trộm xe máy trị giá 40 triệu đồng của anh Trần Văn C (là nhân viên của Công ty B) để cùng đồng phạm bỏ trốn. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự và tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật Hình sự.

3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 16 tháng 10 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Địa chỉ: 3E ngõ 134 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn Điều 299 Bộ luật hình sự Nghị quyết hướng dẫn Điều 300 Bộ luật hình sự Hướng dẫn áp dụng tội khủng bố Hướng dẫn áp dụng tội tài trợ khủng bố Tội khủng bố Tội tài trợ khủng bố Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699