Language:

Phổ biến pháp luật

Thế nào là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện?

Vướng mắc: Thế nào được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây thiệt hại cho người khác theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự không?

Vướng mắc: Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi, đến thời điểm xét xử bị cáo đã trên 70 tuổi thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” không?

Vướng mắc: Trường hợp bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi. Tại thời điểm xét xử, bị cáo đã trên 70 tuổi thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hay không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng; xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về chế độ giam, giữ, dẫn giải người bị giam, giữ; để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động tố tụng như: phải tạm đình chỉ điều tra, phải hoãn phiên toà và xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

Vụ cháu bé nghi bị bắt cóc, sát hại, gia đình bị tống tiền 1,5 tỷ đồng. Trách nhiệm pháp lý?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời gian gần đây thường xuyên xảy ra các vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, mới đây nhát là vụ án bắt cóc tống tiền ở Long Biên và hiện tại là vụ án bắt cóc đòi 1,5 tỷ và sau đó nạn nhân là cháu bé 21 bị sát hại vứt xác tại thôn Đồng Quê, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).

Dùng lưỡi dao lam gây thương tích cho 02 nạn nhân là 14% và 44%. Vậy truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại 02 điểm c, d khoản 3 hay chỉ điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 134 BLHS?

Vướng mắc: Do có mâu thuẫn nên P, L đã đánh nhau với Y. Y đã dùng lưỡi dao lam gây thương tích cho P 14%, L 44%. Vậy Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại hai điểm c, d khoản 3 hay chỉ điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Hình sự? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Đối với đồng phạm khác là người phạm tội có vai trò không đáng kể, không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử có được cho hưởng án treo không?

Vướng mắc: Trong vụ án hình sự có đồng phạm bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự, đối với đồng phạm khác là người phạm tội có vai trò không đáng kể, không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử có được cho hưởng án treo không?