Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này. Như vậy, ngoài việc phải trả khoản tiền thuộc về nghĩa vụ chính như tiền vay, tiền mua hàng hóa, tiền dịch vụ… gọi chung là nợ gốc thì bên có nghĩa vụ còn phải thanh toán thêm một khoản tiền lãi tính trên giá trị của khoản tiền chậm trả đó. Khoản lãi này xuất phát từ trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất xảy ra do chậm trả tiền.
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. TIền là một đối tượng của quan hệ nghĩa vụ, theo đó, bên có nghĩa vụ phải trả cho bên có quyền một khoản tiền nhất định khi đến thời hạn mà các bên đã thỏa thuận từ trước. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không trả tiền thì sẽ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Như vậy, ngoài việc phải trả khoản tiền thuộc về nghĩa vụ chính như tiền vay, tiền mua hàng hóa, tiền dịch vụ… gọi chung là nợ gốc thì bên có nghĩa vụ còn phải thanh toán thêm một khoản tiền lãi tính trên giá trị của khoản tiền chậm trả đó. Khoản lãi này xuất phát từ trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất xảy ra do chậm trả tiền.
Nếu lãi suất phát sinh do chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nếu các bên tự thỏa thuận mà không theo một khuôn khổ chung nào dễ dẫn đến tình trạng lạm dung, bóc lột lẫn nhau… Do đó, để cân bằng mối quan hệ của các bên, cũng như ổn định nền kinh tế, pháp luật đã quy định lãi suất mà các bên tự thỏa thuận không được vượt quá lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là không được vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này không ổn định và có thể thay đổi khi luật khác có liên quan quy định khá, hay căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Quy định này nhằm thể hiện tính ổn định, linh hoạt của pháp luật trong sự biến đổi của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.
Còn trường hợp không có thỏa thuận. Pháp luật tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Nhưng, nếu các bên vì lý do nào đó mà không có thỏa thuận về lãi suất, thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ, tức không quá 10% một năm của khoản tiền chậm trả.
Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338