Language:

Phổ biến pháp luật

Chấm dứt cầm giữ (Điều 350)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt cầm giữ. Theo đó, cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp: bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế; các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ; nghĩa vụ đã được thực hiện xong; tài sản cầm giữ không còn; theo thỏa thuận của các bên.

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội xâm phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, xâm phạm đến nguyên tắc xử lý mọi hành vi phạm tội phải bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Khách thể của tội phạm là uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng; bỏ lọt tội phạm và các lợi ích của Nhà nước, xã hội và của công dân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội quy định tại Điều 369 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Nghĩa vụ của bên cầm giữ (Điều 349)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 349 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên cầm giữ. Theo đó, bên cầm giữ có những nghĩa vụ như giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ; không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ; giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện; bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đồng thời xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội quy định tại Điều 368 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Quyền của bên cầm giữ (Điều 348)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 348 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên cầm giữ. Theo đó, bên cầm giữ có các quyền như yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ; yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ; được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Điều 367)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, các Tội xâm phạm hoạt động tư pháp xâm phạm đến tính đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp, mà còn xâm phạm đến quyền lợi, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Điều 367 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con trên 07 tuổi? Dựa vào quy định pháp luật nào?

Vướng mắc: Theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên... Như vậy, có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con? Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: "...con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vậy áp dụng quy định nào mới đúng?

Trong vụ án hôn nhân và gia đình, thẩm phán thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy các cơ quan này là cơ quan nào?

Vướng mắc: Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em là cơ quan nào? Cơ quan ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi thường xuyên sinh sống? Nếu có đương sự cư trú khác tỉnh thì giải quyết như thế nào?