Language:

Phổ biến pháp luật

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình quy định người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Quyền đòi lại tài sản (Điều 166)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Tội loạn luân (Điều 184)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, “doanh nghiệp bảo hiểm”, “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài” hoặc “bên mua bảo hiểm” có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm thuộc một trong 04 trường hợp.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Điều 165)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại

Tội tổ chức tảo hôn (Điều 183)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội tổ chức tảo hôn được quy định là hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn. Pháp luật quy định chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định để phát triển đầy đủ về tâm sinh lý thì các bên nam nữ mới được phép kết hôn, quy định độ tuổi kết hôn nhằm bắt buộc nam, nữ phải đạt đến độ tuổi này mới được tiến tới hôn nhân nhằm đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân được bền vững, hạnh phúc cũng như đảm bảo sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và nuôi dạy con cái.

Hợp đồng giả cách và hậu quả pháp lý của hợp đồng giả cách

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Tuy nhiên, trong hợp đồng giả cách, nội dung và mục đích của giao dịch không được thể hiện theo hình thức của hợp đồng mà lại bị cố tình che giấu bởi một giao dịch khác được ngụy tạo.

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 164)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.