Language:
Hình thức, nội dung tín chấp (Điều 345)
12/09/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tín chấp là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nghĩa tổng quát nhất, là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nói chung, và là một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Tại Điều 345 Bộ luật Dân sự năm 2015, hình thức, nội dung tín chấp. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

Biện pháp bảo lãnh có thể là bất cứ tổ chức, cá nhân nào thì bên thứ ba trong quan hệ tín chấp được quy định tại Bộ luật Dân sự bắt buộc phải là tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Theo quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành, chỉ có 6 tổ chức (chủ thể) sau mới có quyền bảo đảm bằng tín chấp: Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở theo Điều 45 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Nếu bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) ở quan hệ bảo lãnh có thể là bất kỳ ai thì đối với quan hệ tín chấp chỉ có thể là cá nhân, hộ nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách do Nhà nước quy định.

Nếu bên nhận bảo lãnh (bên có quyền) trong quan hệ bảo lãnh có thể là bất cứ chủ thể nào thì bên nhận bảo lãnh trong quan hệ tín chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự phải là tổ chức tín dụng, thậm chí là Ngân hàng Chính sách xã hội khi thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội có tính chất ưu đãi đối với người yếu thế (người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác).

Nếu trong quan hệ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên được bảo lãnh không hoặc không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, thì bên thứ ba (Hội, đoàn thể) trong quan hệ tín chấp theo quy định tại Điều 344 và 345 Bộ luật Dân sự chỉ dừng lại ở việc giám sát và đôn đốc bên vay thực hiện việc thanh toán, mà hầu như không gắn liền với bất cứ trách nhiệm thanh toán thay nào nếu bên vay rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán. (Lê Ngọc Thắng (2021), Tín chấp và vay tín chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Tạp chí Công thương).

Tiền vay và lãi suất, trong hợp đồng cho vay phải ghi rõ số tiền vay và lãi suất. Số tiền vay là căn cứ để xác định lãi suất, số tiền vay càng nhiều thì lãi suất càng cao. Số tiền vay ghi nhận trong hợp đồng và số tiền vay trên thực tế phải trùng khớp với nhau, đó là căn cứ để xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

Mục đích vay, căn cứ vào quy định tại Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mục đích khi vay vốn có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Khoản vay sản xuất, kinh doanh bao gồm: Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, công cụ lao động…; đầu tư làm nghề thủ công, nuôi trồng, đánh bắt… Khoản vay tiêu dùng bao gồm: giải quyết nhu cầu về nhà ở, nước sạch, đầu tư chi phí học tập… Mục đích vay vốn có vai trò quan trọng, bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi vay vốn. Đó là căn cứ để tổ chức tín dụng ra quyết định sản phẩm cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay…

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ, trong quan hệ cho vay bảo đảm bằng tín chấp có 03 chủ thể: bên cho vay là tổ chức dụng, bên vay là cá nhân – hộ gia đình, và bên đảm bảo bằng tín chấp là tổ chức chính trị - xã hội. Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp. Cụ thể:  Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn; xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn; quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ; phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ; quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. Người vay có quyền, nghĩa vụ sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay; trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay; quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Điều 345. Hình thức, nội dung tín chấp

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tín chấp Bảo đảm tín chấp Hình thức tín chấp Nội dung tín chấp Hình thức nội dung tín chấp Cho vay có bảo đảm bằng tín chấp Xác nhận của tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh tín chấp Tổ chức chính trị xã hội Bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện Hoàn cảnh của bên vay vốn Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp Số tiền vay Mục đích vay Thời hạn vay Lãi suất vay Quyền và nghĩa vụ của người vay Nghị định số 21/2021/NĐ-CP Điều 345 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699