Language:

Lãi

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 466)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Theo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản; lãi suất trung bình trên thị trường; quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án. Hợp đồng vay tài sản hướng dẫn trong Nghị quyết này bao gồm hợp đồng cho vay tài sản là tiền giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (sau đây gọi là hợp đồng tín dụng) và hợp đồng vay tài sản là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng với nhau (sau đây gọi là hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng).
Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nghị định này quy định về: Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản có quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.