Language:

Tổ chức tín dụng

Nhận biết tổ chức tín dụng và tổ chức cho vay cầm đồ ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên giải đáp thắc mắc của người dân có thắc mắc là làm sao để phân biệt Công ty tài chính với các tổ chức tín dụng cầm đồ và nếu các đơn vị tín dụng cầm đồ vi phạm lãi suất thì người vay có phải tiếp tục trả khoản vay đó hay không. Xin luật sư giải đáp?
Công ty VAMC mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó công ty VAMC ủy quyền lại cho tổ chức tín dụng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án để yêu cầu xử lý nợ xấu.
Vướng mắc: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua lại khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, sau đó, VAMC ủy quyền lại cho tổ chức tín dụng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án để yêu cầu xử lý nợ xấu. Khi thụ lý, giải quyết thì Tòa án có triệu tập và tống đạt các văn bản tố tụng cho cả VAMC và tổ chức tín dụng không?
Tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tổ chức tín dụng không tiến hành thẩm định tài sản. Vậy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật?
Vướng mắc: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, Tổ chức tín dụng không tiến hành thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp. Khi Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp thì không xác định được vị trí đất thế chấp theo hợp đồng. Trường hợp này, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật không?
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi năm 2017
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi năm 2017. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18-01-2024. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nghị định này quy định về: Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản có quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.