Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, trong vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con, đương sự muốn nuôi con thì phải chứng minh được những điều kiện cụ thể mà bản thân có thể đáp ứng cho sự phát triển tốt nhất của con. Nếu hai bên đương sự không tự thỏa thuận được về vấn đề con chung, thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định.
tranh chấp con chung
Luật sư Trịnh Văn Dũng giải đáp, nếu bạn và chồng bạn chưa đăng ký kết hôn thì không được coi là hôn nhân hợp pháp. Do vậy, Tòa án sẽ không công nhận hôn nhân giữa 02 người và cũng không thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện ly hôn của bạn.
Vướng mắc: Trong vụ án ly hôn, vợ, chồng có con từ đủ 07 tuổi trở lên nhưng không biết địa chỉ cư trú của con ở đâu nên Tòa án không lấy được lời khai của con. Trường hợp vợ, chồng đều muốn nuôi con thì phải giải quyết như thế nào? Tòa án có quyền giao con cho một bên đương sự nuôi mà không cần hỏi ý kiến của con được không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, mẫu đơn khởi kiện được Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) là chuyên gia Tư vấn pháp luật và Tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn dáp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 126/2014/NĐ-CP chi tiết một số điều và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về cần lưu ý gì khi tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn? Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Theo đó, khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp như: Con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.