Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, ngày 27/12/2022, Tòa án Nhân dân Tối cao có Công văn 206/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử. Trong đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại.
tranh chấp kinh doanh thương mại
Vướng mắc: Tại công ty TNHH hai thành viên, thành viên A mua lại toàn bộ phần vốn góp của thành viên B, nhưng chưa thanh toán giá trị chuyển nhượng phần vốn góp theo thỏa thuận. Sau đó A làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên. Việc B khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng trả lại phần vốn góp đã chuyển nhượng, trả lại tư cách thành viên công ty và hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thay đổi là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại? Tòa án nhân dân cấp nào có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm? Khi giải quyết vụ án Tòa án có xem xét hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thay đổi đó không?
Vướng mắc: Tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đã ký kết là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại? Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.
Vướng mắc: Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án mà nội dung hòa giải liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại là yêu cầu về dân sự hay yêu cầu về kinh doanh, thương mại? Nếu là yêu cầu về kinh doanh, thương mại thì Tòa án áp dụng Điều luật nào để thụ lý giải quyết vì hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là yêu cầu dân sự (khoản 7 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây: Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc nhận diện các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay. tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là tranh chấp, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán giữa các bên, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng. Việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, cách giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng...