Hiện nay pháp luật tố tụng hình sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng ghi nhận và tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền nhờ người bào chữa. Khi người bào chữa có cơ hội tham gia tố tụng sớm, sẽ giúp thúc đẩy tiến trình tố tụng diễn ra nhanh hơn, khách quan hơn và hạn chế được những sai sót trong quá trình cơ quan tố tụng giải quyết vụ án.
người bào chữa
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ được coi là có tội khi hành vi phạm tội của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc xâm phạm trực tiếp đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự gồm: Người tố giác, Người báo tin về tội phạm, Người kiến nghị khởi tố, Người bị tố giác, Người bị kiến nghị khởi tố, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiến nghị khởi tố, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư, Người đại diện của người bị buộc tội, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, Người bị buộc tội thuộc đối tượng thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là: Luật sư, Người đại diện của người bị buộc tội, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý. Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ra sao? Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư được thực hiện ra sao? Thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 để có thể tham gia tố tố với tư cách người bào chữa, thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ.