Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có thể kể tới như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
tại ngoại
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đặt tiền để bảo đảm là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109, Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thủ tục Bảo lĩnh tại ngoại là thủ tục áp dụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế cho tạm giam.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính tham gia bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo thuộc nhiều vụ án khác nhau. Trong quá trình tham gia bào chữa chúng tôi sẽ tư vấn cho những người thân thích, cơ quan tổ chức đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam để cơ quan tố tụng xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn nếu đủ điều kiện.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ra sao? Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).