Language:

Gây rối trật tự công cộng

Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người… Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học... biểu hiện qua việc: Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng, hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng...
Hai thanh niên đi xe máy đánh người trên đường vành đai 2, sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua clip cho thấy hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông của 02 thanh niên này rất rõ như: Điều khiển xe máy đi vào đường dành riêng cho ô tô, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, cản trở các phương tiện khác  đang lưu thông… Ngoài ra còn có hành vi thách thức, đe dọa, cố ý làm hư hỏng tài sản là phương tiện của người khác, sử dụng vũ lực đối với người tham gia giao thông khác. Từ những chuỗi hành vi này, việc cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hai Bà Trưng triệu tập 02 thanh niên này để làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.
Xảy ra chạm giao thông cần ứng xử ra sao cho đúng?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện tượng dùng vũ lực giải quyết va chạm giao thông thể hiện “văn hóa tham gia giao thông” của một bộ phận người dân rất đáng báo động. Thay vì giải quyết mâu thuẫn va chạm bằng cách giải quyết nhẹ nhàng hoặc gọi cho cơ quan chức năng, thì họ chọn phương thức giải quyết “tự xử”, kiểu giải quyết mâu thuẫn mang tính cực đoan này có thể dẫn tới hậu quả đau lòng là các vụ án hình sự như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng… Vì thế người dân cần hết sức bình tĩnh giải quyết mâu thuẫn khi va chạm giao thông, thượng tôn pháp luật không vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức và đảm bảo văn hóa khi tham gia giao thông.