Language:

xét xử phúc thẩm

Quy định về kháng cáo bản án sơ thẩm Hình sự, Dân sự và Hành chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, kháng cáo là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật tố tụng.
Cần triệt để thực hiện nguyên tắc độc lập trong xét xử ở các cấp Tòa án
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm. Trong các bản Hiến Pháp trước đó có quy định tương tự như Hiến pháp năm 1946 quy định khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp; Hiến pháp năm 1959 quy định khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 quy định khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2021.
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) giới thiệu Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.